Động cơ điện không đồng bộ trên có được ưa chuộng

Động cơ không đồng bộ

Động cơ điện không đồng bộĐang được ứng dụng khá rộng rãi vào trong các thiết bị gia đình dân dụng cũng như trong sản xuất. Vậy, động cơ điện không đồng bộ có cấu tạo nguyên lý làm việc, cũng như ứng dụng của chúng như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể tìm ra được câu trả lời chính xác và hữu ích nhất cho mình.

Động cơ không đồng bộ
Động cơ không đồng bộ

Động cơ điện không đồng bộ là thiết bị thế nào?

Động cơ điện không đồng bộ là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của rotor chậm hơn so với tốc độ quay bình thường của từ trường Stator. Vì thực tế đặc tính vận hành của motor điện không đồng bộ được xem là tốt hơn động cơ dạng dây quấn nên ta thường bắt gặp động cơ điện không đồng bộ rotor nhiều nhất.

Thành phần cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ

Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ còn phụ thuộc vào kiểu được vỏ bọc là kiểu hở hay kiểu kín, là do hệ thống làm mát bằng những cánh quạt thông gió được đặt ở bên ngoài hay bên trong của motor điện. Nhìn chung, động cơ điện không đồng bộ bao gồm có 2 thành phần chính:

Phần tĩnh của mô tơ điện ( Stator): Lại bao gồm 2 bộ phận nhỏ hơn

  • Lõi thép: Có dạng hình trụ rỗng, là bộ phận dẫn từ của motor. Lõi thép được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện, dập thành hình vành khăn và có độ dày từ 0,35mm đến 0,5 mm. Các dây quấn được đặt vào phía bên trong cuarloix thép nơi có các xẻ rãnh và sơn phủ trước khi ghép chúng lại.
  • Dây quấn: Dây quấn stator được làm bằng dây nhôm hoặc dây đồng, được đặt trong các rãnh của lõi thép.

Ngoài 2 bộ phận chính chủ yếu trên còn có các bộ phận phụ là vỏ máy được bao bọc lõi thép. Vỏ máy được làm bằng gang hoặc bằng nhôm có tác dụng dùng để giữ chặt cái lõi thép phía dưới tức là chân đế với mục đích bắt chặt vào phần bệ máy, tránh trường hợp bị rung lắc khi hoạt động. Còn 2 đầu có 2 nắp cũng được làm bằng nhôm hoặc gang, bên trong nắp có ổ đỡ (hay còn gọi là phần bạc) được dùng để đỡ trục quay của rotor(phần quay).

Phần quay của mô tơ điện (Rotor): Gồm có

Lõi thép: Lõi théo của rotor có dạng hình trụ đặc, được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện và dập thành hình dĩa. Đồng thời được ép chặt các lá thép lại và đặt các thanh dẫn hoặc dây quấn trên bề mặt của lõi thép. Lõi thép được đặt lên trên 2 ổ đỡ của stator và ghép chặt với bộ phận trục quay.

Cấu tạo động cơ không đồng bộ
Cấu tạo động cơ không đồng bộ

Dây quấn: Trên rotor có 2 kiểu là rotor lồng sóc và rotor dây quấn.

Loại rotor dây quấn: Có 1 cuộn dây quấn giống như stator, loại này có kết cấu phức tạp và giá thành tương đối cao nhưng ưu điểm là moment quay lớn.

Loại rotor lồng sóc: Kết cấu của loại rotor lồng sóc này khác biệt so với dây quấn của stator. Rotor lồng sóc được chế tạo bằng phương pháp đúc nhôm vào các khe rãnh của rotor được tạo thành bởi các thanh nhôm và được nối ngắn mạch ở 2 đầu. Ngoài ra, còn đúc thêm nhiều cánh quạt để có thể làm mát ở bên trong mỗi khi rotor quay.

Lưu ý của động cơ điện không đồng bộ

Những mô tơ nào vận hành dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ đều được gọi tắt là động cơ không đồng bộ (motor không đồng bộ). Động cơ điện có bản chất không đồng bộ của quá trình hoạt động thực chất là sự trượt giữa tốc độ quay của từ trường kết hợp với tốc độ quay chậm hơn của rotor.

Động cơ không đồng bộ có 1 thành phần là rotor (phần quay) được mô phỏng tương tự như kiểu lồng sóc. Ngoài ra, mô tơ không đồng bộ còn sử dụng cuộn dây nhằm giảm bớt áp lực từ dòng khởi động của mô tơ nhờ vào việc các điện trở và mỗi cuộn dây được đấu nối trực tiếp với nhau.

Các loại động cơ điện không đồng bộ trên thị trường

Các loại động cơ không đồng bộ
Các loại động cơ không đồng bộ

Phân loại motor điện không đồng bộ dựa vào kết cấu vỏ máy: Gồm có các loại dưới đây:

  • Motor điện không đồng bộ kiểu kín
  • Mô tơ điện không đồng bộ kiểu bảo vệ
  • Động cơ điện không đồng bộ kiểu hở

Phân loại motor điện không đồng bộ dựa vào số lượng pha

  • Motor điện 1 pha
  • Mô tơ điện 2 pha
  • Motor điện 3 pha

Phân loại motor điện dựa vào kiểu dây quấn rotor

  • Motor điện không đồng bộ loại có rotor lồng sóc.
  • Motor điện không đồng bộ loại có rotor dây quấn.