Khái niệm, nguyên lý và cách để đảo chiều động cơ điện 1 pha?

Động cơ điện 1 pha

Đảo chiều động cơ điện 1 phaHiện nay nhu cầu sử dụng động cơ điện 1 pha ngày một tăng cao, cùng với đó là câu hỏi về cách để đảo chiều động cơ điện 1 pha cũng được đặt ra khá nhiều. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về động cơ điện 1 pha và cách để đảo chiều thiết bị này nhé!

Khái niệm động cơ 1 pha là thiết bị như thế nào

Động cơ điện 1 pha là động cơ dây quấn stato chỉ có duy nhất 1 cuộn dây pha, trong khi đó nguồn cấp cũng là 1 dây pha + 1 dây nguội.

Tuy nhiên, với trường hợp chỉ có duy nhất 1 cuộn dây pha như thế thì động cơ sẽ không thể tự mở máy được vì lúc này từ trường 1 pha là từ trường đập mạch. Để cho động cơ 1 pha có thể tự mở máy được, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp xử lý khác nhau.

Động cơ điện 1 pha xuất hiện trong nhiều những lĩnh vực khác nhau, ví dụ như: máy nén khí, tời kéo hoặc máy bơm nước, những dụng cụ cầm tay,…

Động cơ điện 1 pha
Động cơ điện 1 pha

Nguyên lý đảo chiều động cơ 1 pha ra sao?

Muốn motor 2 chiều 1 pha có thể vận hành thì stato của động cơ điện cần được cung cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện khi chạy qua dây quấn stato sẽ tạo nên từ trường quay, đạt tốc độ: n=60f/ p (vòng/ phút). Trong đó: f sẽ là tần số của nguồn điện, còn p chính là số đôi cực của phần dây quấn stato.

Trong quá trình quay, từ trường sẽ tiến hành quét qua những thanh dẫn của rotor, từ đó làm xuất hiện 1 sức điện động cảm ứng. Bởi vì dây quấn rotor có đặc điểm kín mạch nên sức điện động này sẽ tạo thành 1 dòng điện trong những thanh dẫn của rotor. Những thanh dẫn này có dòng điện nằm ở bên trong từ trường, thế nên chúng tương tác với nhau, tạo nên lực điện từ đặt vào trong những thanh dẫn.

Tổng hợp những lực ở trên sẽ tạo thành mômen quay đối với trục rotor, từ đó làm cho rotor chuyển động quay theo chiều của từ trường. Lúc motor quay 2 chiều hoạt động thì tốc độ của rotor (n) sẽ luôn luôn nhỏ hơn so với tốc độ đo được của từ trường (n1). Kết quả là rotor sẽ quay chậm lại thế nên nó luôn nhỏ hơn n1.

Độ sai lệch giữa tốc độ của rotor và tốc độ của từ trường còn được gọi là hệ số trượt được ký hiệu là S. Thường thì hệ số trượt sẽ nằm trong khoảng từ 2% cho đến 10%.

Sơ đồ đấu đảo chiều động cơ 1 pha
Sơ đồ đấu đảo chiều động cơ 1 pha

Vì sao chúng ta lại cần đảo chiều động cơ điện 1 pha?

  • Vì thời gian sử dụng thiết bị quá lâu nhưng không được bảo dưỡng, bảo trì đúng hạn thế nên xảy ra tình trạng hư hỏng, đảo chiều khó kiểm soát.
  • Vì tình trạng bị đứt mạch dây chạy bên trong, những dây nối bị chập với nhau làm thiết bị không vận hành được.

Cách để đấu mạch đảo chiều động cơ điện 1 pha

  • Bạn chỉ cần tiến hành đổi 2 dây cuộn đề lại là có thể tiến hành việc đổi chiều motor điện 1 pha cực kỳ hiệu quả.
  • Ngoài ra, việc đảo chiều dây điện cũng có thể được thực hiện nhờ việc đấu nối những đầu dây điện lại với nhau. Vậy, để thao tác đấu dây điện thì cần được tiến hành như thế nào?
  • Thông thường, motor điện 1 pha sẽ bao gồm có 5 loại dây khác nhau , bao gồm có: 1 dây chung ( được ký hiệu là T), 1 dây đề (được ký hiệu là G), 2 dây thắng (được ký hiệu là B) và 1 dây chạy (được ký hiệu là G). Đồng thời, bạn có thể dễ dàng xác định 2 dây nguồn AC với được ký hiệu chung là V1 và V2.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm khác tại:

Bộ giảm tốc mini

HOTLINE: 0908.993.489 (giamtocgiare.com)

Trả lời